Theo Danviet.vn

Lác mắt trước những cây cầu ấn tượng nhất Trung Quốc

Tại Trung Quốc, rất nhiều cây cầu có lịch sử lâu đời có niên đại tới nhiều thế kỷ, với những câu chuyện đầy kịch tính. Từ cầu vòm đá, đến cầu treo đều có mặt ở nhiều thị trấn và và hấp dẫn khách du lịch cũng như những người đam mê kiến trúc.
Cầu Triệu Châu (Hà Bắc)

Cầu An Tế, thường được gọi là cây cầu Triệu Châu, là cây cầu lâu đời nhất được biết đến ở Trung Quốc, với một lịch sử có niên đại từ thời nhà Tùy. Được xây dựng giữa những năm 595 tới 606, cây cầu đá này là một trong những cây cầu vòm lâu đời nhất trên thế giới. Cây cầu nằm ở quận Triệu, tỉnh Hà Bắc, và bắc ngang qua dòng sông Tiêu Thủy.

Cầu Lô Định (Tứ Xuyên)

Cầu Lô Định ở tỉnh Tứ Xuyên là một cây cầu treo chuỗi ngoạn mục đi qua sông Đại Độ. Đây là cây cầu treo xích cổ nhất ở Trung Quốc và được xây dựng vào năm 1706, trong triều đại nhà Thanh. Các chuỗi của cây cầu này dài hơn 400 feet và nặng gần 2 tấn. Cây cầu này trở nên nổi tiếng trong cuộc cách mạng của Trung Quốc khi Hồng quân vượt qua nó, không có tuyến đường nào khác, để thoát khỏi quân đội tiếp cận, một sự cố được một bài thơ được Mao Trạch Đông viết.

Cầu Lư Câu (Bắc Kinh)

Cầu Lư Câu còn có tên gọi khác là Marco Polo nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, nơi từng là một thị trấn nhỏ, nhưng hiện đã được chính thức hợp nhất vào Bắc Kinh. Cầu Lư Câu nổi tiếng nhất là nơi mà Nhật Bản chính thức xâm chiếm Trung Quốc, do đó bắt đầu sự tham gia của Trung Quốc vào Thế chiến II. Cây cầu này thực sự có một lịch sử hơn 800 năm và được xây dựng trong thời kỳ Bắc Kinh là một phần của nước Tấn vào thế kỷ 12. Những con sư tử chạm khắc bằng đá được đặt cả hai bên của cây cầu. Cây cầu có khả năng chịu tải đáng kể hơn 400 tấn, làm cho nó trở thành cây cầu khỏe nhất trong tất cả các cây cầu cổ ở Trung Quốc.

Cầu Ngọc Tân (Vân Nam)

Cầu Ngọc Tân là một trong những điểm tham quan đẹp nhất ở thị trấn cổ Sa Khê, nằm ở quận Kiếm Xuyên, Vân Nam. Đây là cây cầy cầu được xây dựng theo hình thức “bán nguyệt” và mang tính thẩm mỹ cao, cầu vượt qua sông Hắc Hà. Nhìn từ bờ sông, cây cầu cắt một hình dáng hấp dẫn nổi bật trên những ngọn núi ở xa xa, và từ trên đỉnh cây cầu, chiêm ngưỡng cảnh quan của vùng nông thôn xung quanh thật ngoạn mục. Cây cầu Ngọc Tân được xây dựng trong triều đại nhà Thanh, bị hư hại trong nhiều năm chiến tranh và hỗn loạn, đã được sửa chữa vào năm 1931.

Cầu Cầu vồng (Giang Tây)

Cầu Cầu vồng, được xây dựng từ triều đại nhà Tống phía Nam, đã hơn 800 năm tuổi. Với bốn trụ cầu nối với năm khẩu độ, Cầu Cầu vồng bắc qua dòng sông chảy qua thị trấn Thanh Hoa ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Cây cầu, có thể đi qua bởi người đi bộ và xe đạp nhưng không chịu được xe hơi. Hai bên thành cầu được bao phủ với các hành lang có mái che, giúp khách bộ hành có thể nghỉ ngơi hoặc tránh nắng, tránh mưa. Cây cầu có tên là Cầu Vồng bởi khi dân làng Thanh Hoa đang cố gắng tìm ra một cái tên cho cây cầu mới hoàn thành của họ, cầu vồng đột nhiên xuất hiện trên bầu trời như một điềm tốt, từ đó cầu được gọi là Cầu Cầu vồng.

Cầu Bích Thủy (Sơn Đông)

Cầu Bích Thủy là một cây cầu đá nhỏ ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, một thị trấn nhỏ được biết đến là nơi sinh của Khổng Tử. Cây cầu Bích Thủy được xây dựng trong thời nhà Minh, và nằm bên trong ngôi đền Khổng Tử. Cây cầu đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 5. Mặc dù Khúc Phụ là một thị trấn nhỏ, sự hiện diện của ngôi đền Khổng Tử khiến nó trở thành một nơi thu hút du khách nổi tiếng và cây cầu này cùng với dòng suối nhỏ chảy bên dưới là điểm nhấn của ngôi đền.

Cầu Rồng (Quảng Tây)

Cầu Rồng nằm ở làng Ngộ Long, được xây dựng từ thời nhà Minh và bắc qua dòng sông Ngộ Long. Giống như nhiều cây cầu Trung Quốc cổ đại, Cầu Rồng là một cây cầu bán nguyệt bằng đá, và được đặt trong bối cảnh đỉnh núi đá vôi tuyệt đẹp của Dương Sóc, Cầu Rồng thường được in trên bưu thiếp lưu niệm bán cho các du khách làm kỷ niệm.