Theo Phunusuckhoe

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín hay không?

Bà bầu có nên ăn đu đu chín không là thắc mắc của rất nhiều chị em, nhất là những người mang thai lần đầu. Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé!

Một quả đu đủ chín, chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều caroten, axit hữu cơ, vitamin A, C, protid, 0,9% chất béo, khoảng 0,5% xenlulozơ, canxi, phốt pho, ma giê, sắt... Bên cạnh đó, đủ đủ chín còn là nguồn cung cấp vitamin B, Kali và chất xơ dồi dào cho cơ thể.

Vì thế các nước phương Tây người ta thường khuyên mẹ bầu nên ăn đu đủ chín, để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều người cho rằng ăn đủ đủ chín sẽ bị sinh non, hoặc dễ sảy thai trong giai đoạn đầu… Do đó, các chị em còn rất phân vân bà bầu có nên ăn đu đủ chín không?

Ăn đủ đủ chín tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ảnh internet
Ăn đủ đủ chín tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ảnh internet.

Bà bầu có nên ăn đủ đủ chín không?

Theo các chuyên gia, các chị em có thể ăn đu đủ chín trong thời kỳ mang thai. Nhưng không nên ăn quá nhiều vì chất Beta caroten có trong đu đủ nếu bị dư thừa sẽ khiến bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân và mu bàn chân. Do đó, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 200g đu đủ mỗi ngày, để mang lại những lợi ích tốt sau cho cơ thể.

Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Đu đủ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng hàm lượng calo lại rất thấp. Do đó, cơ thể mẹ vẫn được nạp đủ các vitamin và khoáng chất nhưng lại không sợ tăng cân và béo phì quá mức, gây khó khăn cho quá trình sinh đẻ.

Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal. Chính vì vậy, mẹ bầu nào đang sợ lên cân nhanh, muốn kiểm soát cân nặng thì đủ đủ sẽ là thực phẩm lý tưởng cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhé!

Hạ huyến áp

Trong quả đu đủ chín có chứa một lượng lớn kali dồi dào giúp cho tinh thần mẹ bầu luôn thoái mái, tươi vui. Đặc biệt là hàm lượng kali có trong đu đủ còn có tác dụng cực kỳ hữu ích trong việc ổn định huyết áp cho những mẹ bầu bị cao huyết áp.

Giúp cho mắt mẹ bầu sáng, hạn chế bị quáng gà

Đu đủ chứa nhiều beta-carotene. Chất này khi vào cơ thế sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp mẹ bầu có đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp của mẹ bầu

Hàm lượng vitamin C chứa trong đu đủ khá nhiều, không chỉ giúp làm đẹp da, mà còn thúc đẩy nâng cao hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm và đau khớp rất khó chịu hay xảy ra ở bà bầu.

Hạn chế bị sâu răng và viêm lợi

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu không có đủ lượng vitamin C cần thiết thì lượng Collagen trong nướu răng sẽ bị phá vỡ, làm cho nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây bệnh nha chu. Khiến cho mẹ bầu ăn không ngon, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Ăn đủ đủ chính là cách giúp mẹ bầu bổ sung vitamin C hiệu quả giúp răng nướu khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, trong đu đủ chín còn chứa chất chống sâu răng, viêm lợi trong giai đoạn thai kỳ rất tốt cho thai phụ.

Mẹ bầu ăn đu đủ chín rất tốt. Ảnh internet
Mẹ bầu ăn đu đủ chín rất tốt. Ảnh internet.

Chống xảy ra hiện tượng táo bón

Chất Protease trong đu đủ giúp phân giải protien thành axit amin và phân giải protein khó tiêu hoá trong đường ruột. Hơn nữa, phần thịt của đu đủ chín còn chứa chất xơ dồi dào, giúp phòng tránh và giảm táo bón trong suốt thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu nên ăn đu đủ ít nhất 2-3 lần/tuần để phòng chống táo bón hiệu quả.

Giúp ổn định nhịp tim và huyết áp

Đu đủ rất giàu vitamin B, cần cho sự chuyển hóa các chất của cơ thể người mẹ và Kali giúp ổn định nhịp tim và huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Một số lưu ý khi ăn đu đủ

- Đu đủ chín rất tốt cho bà bầu. Nhưng đủ đủ xanh lại có chất nhựa (mủ) không tốt cho phụ nữ mang thai.

- Đu đủ xanh cũng chứa nhiều chất papain hoạt động giống như hormone prostaglandin và oxytocin gây ra co thắt tử cung, có thể dẫn đến phù và xuất huyết nhau thai. Đây là những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.

- Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn đu đủ chín, ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một miếng đu đủ là được. Nếu ăn nhiều dễ làm bệnh trở nặng.

- Hạt của quả đu đủ chứa chất độc, vì vậy bà bầu cần loại bỏ hoàn toàn phần hạt trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mình và bé.

- Ngoài ra, khi bà bậu bị hen, gặp khó khăn trong việc hô hấp thì cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì có thể gây dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở.