Theo Phunusuckhoe

Bạn có biết cơ thể phụ nữ sau sinh bị "tàn phá khủng khiếp" như thế nào?

Khi sinh con, ngoài việc mang nặng đẻ đau, người phụ nữ còn phải chịu sự “tàn phá” nhan sắc ngoài sức tưởng tượng. Hầu như người mẹ nào cũng phải chịu những “dư chấn” này sau khi sinh con mà không dễ gì hồi phục được.
1. Não

Sau khi sinh, 90% chị em đều "mất trí nhớ" chủ yếu là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kì gây tác động lên não. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer khi về già.

Theo đó, lượng estrogen trong thời kì mang bầu có thể cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường, từ đó thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của các tế bào thần kinh tại đồi hải mã, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và nhận biết không gian. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chính liên quan mật thiết đến stress ảnh hưởng đến chứng hay quên của phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh con.

2. Tóc

Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do nội tiết ở sản phụ gây ra. Trong thời gian mang thai lượng estrogen tiết ra tăng so với bình thường, tuổi thọ của tóc được kéo dài. Khi đứa bé ra đời, hàm lượng estrogen bắt đầu giảm để phục hồi lại trạng thái cân bằng bình thường như trước khi mang bầu, do đó sẽ có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Bên cạnh đó, những áp lực tinh thần từ nhiều phía dẫn đến rối loạn chức năng vỏ não, rối loạn thần kinh thực vật và chức năng thần kinh kiểm soát tóc và máu, giảm cung cấp máu cho da đầu làm cho tóc thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng tóc.

3. Mắt

Quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ biến đổi rất nhiều và gây nên “gánh nặng” lên các cơ quan. Trong đó, mắt là cơ quan rất nhạy cảm và cũng chịu khá nhiều thay đổi trong thời kì này. Một số bệnh lí về mắt có thể xảy ra trong quá trình thai nghén và sinh nở là khô mắt khi mang thai, mờ mắt hoặc sưng mí mắt do phù, cận thị, loạn thị thai nghén, tăng nhãn áp khi mang thai.

4. Tai

Ù tai sau sinh không chỉ gây ra những hiện tượng ù tai, khó nghe mà còn khiến các bà mẹ gặp phải tình trạng nghe thấy các âm thanh lạ, tiếng lạo xạo trong tai… rất khó chịu. Tùy theo thể trạng của từng người mà tình trạng ù tai sau sinh có hoặc không xuất hiện, xuất hiện nhiều hoặc ít. Nguyên nhân gây ù tai sau sinh cũng khác nhau nhưng thường là do cơ thể phụ nữ sau sinh thường sản sinh ra lượng hormone bất thường, thay đổi cấu trúc nội tiết tố và chức năng hoạt động của cơ thể, dẫn đến những hiện tượng sức khỏe lạ bao gồm tình trạng ù tai.

5. Bụng

Khi mang bầu, hẳn nhiên bụng sẽ căng to như một cái trống, các vết rạn bắt đầu xuất hiện, vùng da bụng tối màu đi và còn mọc… đầy lông lá. Điều này khiến phụ nữ sau sinh thường phải hứng chịu một vòng bụng “dị dạng” với lớp da thừa nhăn nheo, sạm màu, các vết rạn da xấu xí. Không những thế, với những bà mẹ phải đẻ mổ, còn phải hứng chịu những "con rết xấu xí". Điều đáng buồn hơn nữa, vết sẹo đó sẽ không bao giờ biến mất để mẹ có thể tự tin khoe thân hình bốc lửa của mình và cứ như vậy, vết mổ lần 2 khi da bụng bị chùng, nhăn, sẽ còn xấu xí hơn nhiều.

6. Vùng kín

Vùng kín được cho là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất, giãn nở kinh khủng nhất… Không những vậy, nếu không giãn nở được, các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu “rạch cửa mình”. Không cần phải nói nhiều, hẳn bạn cũng thấu được nỗi đau đớn và các di chứng để lại sẽ như thế nào.

7. Ngực

Hầu như bộ phận nào của mẹ sau sinh cũng sẽ chảy xệ và vòng 1 cũng không ngoại lệ. Sau khi sinh đôi gò bồng đảo của mẹ sẽ không còn được săn chắc, căng tròn như thời con gái. Nhất là khi cho con bú độ “nhão, chảy xệ” của ngực sẽ gia tăng. Đó là chưa kể khi đang mang thai, ngực mẹ phát triển quá nhanh khiến cho những vết rạn da đáng ghét xuất hiện, quầng vú và nhũ hoa sẽ trở nên to hơn, đậm màu hơn trông “kém” quyến rũ.

8. Vóc dáng

Đây là sự thật đau lòng đối với hầu hết các bà mẹ sau sinh. Thật vậy, khi mang thai, người mẹ buộc phải ăn uống tích cực để cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi con kéo theo cân nặng tăng dần đều. Sau sinh, để có đủ sữa cho con bú, mẹ cũng phải bồi bổ cơ thể thật nhiều. Kết quả, sau khi sinh hầu hết phụ nữ đều mập lên, đặc biệt các bộ phận như bụng, đùi, cánh tay xuất hiện nhiều mỡ thừa.

9. Da

Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ. Một số khác thì ngược lại, làn da nhiều mụn khi mang bầu thì nay lại được cải thiện. Nếu mẹ bị nám (những mảng da môi, mũi, gò má, hoặc trán bị sạm đi), tình trạng này sẽ cải thiện dần sau khi sinh và có thể mất hẳn nếu mẹ bảo vệ da cẩn thận khỏi ánh sáng mặt trời. Bất kỳ vết rạn da nào cũng sẽ mờ dần, dù chúng không biến mất hoàn toàn.

10. Tính cách

Sinh xong hormone thay đổi cộng với chăm con cực khổ nên thành ra các mẹ thường xuyên bị stress, căng thẳng, dễ cáu gắt, lúc nào cũng muốn kiếm chuyện gây sự với bất kỳ ai. Vì vậy mà tình cảm vợ chồng rất dễ rạn nứt ở giai đoạn này.






Sau khi sinh, 90% chị em đều "mất trí nhớ" chủ yếu là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kì gây tác động lên não. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer khi về già.

Theo đó, lượng estrogen trong thời kì mang bầu có thể cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường, từ đó thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của các tế bào thần kinh tại đồi hải mã, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và nhận biết không gian. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chính liên quan mật thiết đến stress ảnh hưởng đến chứng hay quên của phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh con.

2. Tóc

Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do nội tiết ở sản phụ gây ra. Trong thời gian mang thai lượng estrogen tiết ra tăng so với bình thường, tuổi thọ của tóc được kéo dài. Khi đứa bé ra đời, hàm lượng estrogen bắt đầu giảm để phục hồi lại trạng thái cân bằng bình thường như trước khi mang bầu, do đó sẽ có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Bên cạnh đó, những áp lực tinh thần từ nhiều phía dẫn đến rối loạn chức năng vỏ não, rối loạn thần kinh thực vật và chức năng thần kinh kiểm soát tóc và máu, giảm cung cấp máu cho da đầu làm cho tóc thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng tóc.

3. Mắt