Tạp chí Mỹ Phẩm

“Hương liệu” trong cuộc sống

“Chất thơm gắn liền với cuộc sống, gắn liền với nền văn minh nhân loại từ hành nghìn năm nay. Cuộc sống càng phát triển càng văn minh, chất thơm càng phát triển… Nó phát triển không chỉ bắt chước triệt để để chất thơm thiên nhiên, phân tích khai thác chất thơm thiên nhiên một cách tối đa mà còn tổng hợp bằng hóa học và công nghệ sinh học các chất thơm mới mà thiên nhiên không có nhằm thỏa mãn nhu cầu khứu giác, vị giác của con người” Trích “Hương liệu và ứng dụng”_ Văn Ngọc Hướng

Thật vậy, khi cuộc sống ngày càng phát triển và con người sống theo lối sống văn minh, hiện đại thì chất thơm ngày càng được chú trọng. Nhu cầu của con người cũng thay đổi theo thời thế, khi bây giờ không chỉ còn là “ăn ngon, mặc đẹp” mà mỗi người cần phải là có một dấu ấn cá nhân riêng biệt, không lẫn vào đâu. Như một món ăn ngon của một đầu bếp nổi tiếng phải có hương vị riêng, một loại cà phê thượng hạng phải có mùi vị khác biết, hay đơn giản là một ánh mắt yêu thương được ta nhớ trọn vẹn qua mùi hương…

Cùng với nhu cầu tăng cao về “mùi và vị” thì đi cạnh đó là sự phát triển mở rộng hơn của ngành công nghiệp sản xuất hương liệu. Hương liệu trong thực phẩm, trong mỹ phẩm, trong hóa học, v.v… Vậy hương liệu là gì, ứng dụng ra sao, và tác dụng của nó như thế nào, Hãy cùng Mỹ Phẩm tìm hiểu nhé!

Mặc dù thuật ngữ "tạo hương" ("flavoring" hoặc "flavorant") trong ngôn ngữ phổ thông đơn thuần chỉ việc kết hợp các cảm quan hóa học của mùi và vị, hay nói một cách dễ hiểu là kết hợp các gia vị (hành, tiêu, tỏi, ớt, v.v...) để tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, thì những thuật ngữ này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nguyên liệu thực phẩm để chỉ việc tạo ra các hỗn hợp hóa chất hoặc chiết xuất có thể ăn được dùng cho việc thay thế hương vị của thực phẩm thông qua mùi và vị. Vốn dĩ trong thế giới hương vị đã chứa đựng sự đa dạng lớn về các loại mùi, loại vị. Nhưng với sự phát triển không ngừng cũng như nhu cầu của con người ngày càng cao hơn, khắt khe hơn, thì việc lượng mùi và vị không đủ đáp ứng là điều có thể hiểu được.Là khi 10.000 chai nước cam được bán ra nhưng người ta chẳng thể thu hoạch được đủ 10.000 quả cam tươi ngon và chất lượng giống nhau 100%.

Vì lý do chi phí cao và sự khan hiếm nguồn chiết xuất của hương tự nhiên, hầu hết các sản phẩm hương liệu thương mại đều được phân loại ở dạng "Có đặc điểm tự nhiên", nghĩa là chúng chứa những hợp chất hóa học tương đương với hương tự nhiên mà chúng được tạo ra để thay thế, nhưng chúng được tổng hợp nhân tạo từ hóa chất trong phòng thí nghiệm, hơn là được chiết xuất trực tiếp từ nguồn tự nhiên.

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khoa học, việc nghiên cứu và chế biến ra được những loại hương liệu ngày càng giống với nguyên bản tự nhiên của nó là 1 điều không khó, hơn thế chất lượng của những loại hương liệu ấy ngày càng chiếm được sự ưa chuộng của người tiêu dùng hơn.

Việc sử dụng hương liệu hiện nay được áp dụng rộng rãi và an toàn ở nhiều ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, sản xuất hóa, mỹ phẩm. Và người tiêu dùng có thể hài lòng về chất lượng có khả năng “đánh lừa” vị giác và khứu giác của chúng cũng như có nhiều sự lựa chọn trong thị trường hương liệu đa dạng hiện nay. Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia, có thể nói ngành công nghiệp sản xuất chế biến hương liệu là một “mỏ vàng” cần được khai thác ở nước ta, không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.

Bên cạnh những lợi ích và lợi nhuận không ngờ từ ngành công nghiệp sản xuất hương liệu thì cũng là một sự khó khăn đối với người tiêu dùng về việc lựa chọn và tin dùng loại sản phẩm nào. Chính vì hương liệu dùng trong thực phẩm hay hóa mỹ phẩm đều có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe người tiêu dùng nên việc quảng bá, kinh doanh càng cần được mở rộng và cạnh tranh mạnh mẽ. Vừa là cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, vừa giúp người tiêu dùng có được sự lựa chọn chính xác và hợp lý hơn.