An Hà

Phương pháp trị mụn hiệu quả do châu Âu, Hàn Quốc công bố được đưa vào nghiên cứu tại Việt Nam

Phương pháp trị mụn trứng cá mới bằng chiếu đèn quang động học (PDT) phối hợp thuốc thoa PDT 13% KIT đang được tiến hành nghiên cứu tại BV Da liễu TP.HCM.

Đây là đề tài nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong điều trị mụn trứng cá khi ứng dụng phương pháp quang động học (PDT) có sử dụng hoạt chất Methyl – ALA 13% trong DrHELENS PDT 13% KIT. Nghiên cứu sẽ chỉ ra phương pháp này có ưu việt gì so với các phương pháp thông thường khác khi điều trị mụn trứng cá. Dự kiến, cuối tháng 8/2021, nghiên cứu sẽ hoàn thành.

Phương pháp PDT giúp trị và ngăn ngừa mụn tái phát không dùng thuốc.
Phương pháp PDT giúp trị và ngăn ngừa mụn tái phát không dùng thuốc..

Để tiến hành đề tài nghiên cứu, phía bệnh viện sẽ chuẩn bị phòng khám và tư vấn riêng biệt, sắp xếp, bố trí các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chương trình hoạt động hiệu quả nhất. Tham gia nghiên cứu, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên sẽ khám bệnh, tư vấn và thu thập thông tin bệnh nhân trong thời gian thực hiện chương trình đồng thời tiến hành thu thập báo cáo kết quả cụ thể.

Hiện nay, có nhiều phương pháp trị mụn, trong đó là phương pháp sử dụng đèn LED để xử lý mụn được nhiều cơ sở làm đẹp, bệnh viện đưa vào liệu trình điều trị. Chị Nguyễn Quế Nhàn (241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Chị bị mụn mọc dày trên gò má và tìm đến điều trị ở một Spa trên đường Triệu Việt Vương. Tại đây, chị được tư vấn dùng phương pháp chiếu đèn LED kết hợp bôi thuốc. Tư vấn viên bán cho chị bộ sản phẩm để chị dùng ngay ở spa. Ngoài ra, khi về nhà, có sữa rửa mặt và serum bôi trước khi đi ngủ.

Sau một liệu trình 10 buổi, mỗi tuần 1 buổi, mụn có đỡ nhưng khi chị dừng điều trị, mụn mọc lại. Trong quá trình làm, chị Nhàn bị ám ảnh là đau rát mặt. Với làn da nhạy cảm và dầu, chị Nhàn mong muốn tìm được phương pháp trị mụn triệt để hơn và không bị đau.

Trước nhu cầu của nhiều bệnh nhân, chúng tôi đã tìm hiểu về phương pháp quang động học (PDT) và hoạt chất Methyl – ALA 13% có trong DrHELENS PDT 13% KIT được nói tới trong đề tài nghiên cứu của BV Da liễu TP.HCM.

DrHELENS PDT 13% KIT có chứa hoạt chất MAL và những thành phần khác được đưa vào đề tài nghiên cứu của BV Da liễu TP.HCM
DrHELENS PDT 13% KIT có chứa hoạt chất MAL và những thành phần khác được đưa vào đề tài nghiên cứu của BV Da liễu TP.HCM.


Mặc dù DrHELENS PDT 13% KIT đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn bằng các nghiên cứu lâm sàng tại Hàn Quốc, nghiên cứu tiếp theo tại bệnh viện Da liễu TP.HCM sẽ giúp chứng minh thêm về tác động tích cực trong điều trị mụn hiệu quả và độ an toàn của DrHELENS PDT 13% KIT trên nền dịch tễ mới là bệnh nhân Việt Nam.

Quay lại phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của BV Da liễu TP.HCM, theo tìm hiểu thông tin từ BV Da liễu Trung ương, thì quang động học (PDT) là phương pháp sử dụng chất cảm quang (thường là axit 5-aminolevulinic (ALA), MAL, indocyanine, axit indole-3-acetic) trước khi tiếp xúc nguồn sáng như Laser, LED, IPL.

Chất cảm quang được hấp thụ tốt ở tuyến bã nhờn, khi được chiếu sáng có tác dụng làm tăng diệt khuẩn P.Acnes và gây tổn thương chọn lọc tuyến bã dẫn đến giảm bã nhờn. Phương pháp PDT giúp trị và ngăn ngừa mụn tái phát không dùng thuốc.

Còn hoạt chất Methyl – ALA 13% (MAL) có trong DrHELENS PDT 13% KIT đã được nghiên cứu giúp diệt khuẩn và làm dịu nốt mụn nhanh.

Bệnh nhân trước và sau khi được điều trị bằng MAL – PDT (Phương pháp quang động học có sử dụng hoạt chất MAL). Ảnh: medicaljournals.se
Bệnh nhân trước và sau khi được điều trị bằng MAL – PDT (Phương pháp quang động học có sử dụng hoạt chất MAL). Ảnh: medicaljournals.se.


Theo nghiên cứu của bác sĩ Hans Christian Wulf, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bispebjerg, Đại học Copenhagen, Đan Mạch thì các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng liệu pháp quang động (PDT) có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá.

Trong nghiên cứu này ông viết, chúng tôi đã tìm cách so sánh hiệu quả điều trị và khả năng dung nạp của ALA-PDT so với MAL-PDT trong điều trị mụn trứng cá trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. 15 bệnh nhân với ít nhất 12 tổn thương mụn viêm trên khuôn mặt đã được điều trị PDT với MAL và ALA. 12 tuần sau khi điều trị, chúng tôi nhận thấy giảm 59% các tổn thương viêm so với ban đầu, không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả giữa hai phương pháp điều trị. Trong quá trình điều trị, tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có cảm giác đau, các nốt đỏ có xuất hiện, to lên, có cả những mụn mủ. Dần dần, các nốt mụn mủ đã tróc vảy. Tuy nhiên, ở những vùng da dùng phương pháp ALA – PDT để điều trị, bệnh nhân thấy đau hơn. Điều trị bằng ALA-PDT có các tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng hơn so với dùng MAL-PDT.

Như vậy, thông tin trên cùng với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu TP.HCM sẽ giúp các bệnh viện, spa và bệnh nhân có thêm cơ sở khoa học khi trị mụn bằng phương pháp quang động học (PDT) có sử dụng hoạt chất Methyl – ALA 13%.